Mental Health Tribunal là gì?
Mental Health Tribunal phán quyết liệu bệnh nhân cần điều trị sức khỏe tâm thần bắt buộc (phải điều trị cho quý vị) hay không. Chúng tôi độc lập với dịch vụ y tế của quý vị và tổ chức phiên tòa công bằng để bảo vệ các quyền hạn của quý vị.
Điều gì xảy ra trong phiên tòa?
Phiên tòa của Tòa tài phán là cuộc họp để chúng tôi phán quyết xem quý vị có phải điều trị sức khỏe tâm thần hay không.
- Ba thành viên Tòa tài phán đọc báo cáo từ nhóm điều trị của quý vị và bất kỳ thông tin nào quý vị cung cấp
- Chúng tôi sẽ thảo luận với quý vị và nhóm điều trị của quý vị. Chúng tôi hỏi quý vị về ý kiến và ý thích của quý vị.
- Chúng tôi phán quyết nếu việc điều trị của quý vị sẽ là bắt buộc (phải điều trị cho quý vị) hay không
- Chúng tôi cho quý vị biết phán quyết của chúng tôi.
Phiên toà thường được tổ chức từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều. Phiên toà kéo dài khoảng 1 giờ (với 40 phút dành cho thảo luận). Phiên toà là riêng tư và bảo mật.
3 thành viên Tòa tài phán tại các phiên tòa là:
- thành viên pháp lý
- bác sĩ tâm thần hoặc thành viên y khoa
- thành viên cộng đồng.
Tại sao tôi nên dự phiên tòa?
Phiên tòa của chúng tôi là cơ hội quan trọng để quý vị cho biết ý kiến về việc quý vị có cần điều trị bắt buộc hay không. Nếu quý vị không tham gia, chúng tôi sẽ phải quyết định mà không có quý vị.
Tòa tài phán thực sự sẽ phán quyết về điều gì?
Chúng tôi có thể phán quyết hủy (thu hồi) Treatment Order của quý vị. Nếu chúng tôi hủy Treatment Order của quý vị, quý vị có thể quyết định có nên tiếp tục việc điều trị hay không.
Chúng tôi cũng có thể quyết định ban hành một trong các án lệnh sau:
- Án lệnh điều trị cộng đồng (Community treatment order)–
quý vị phải điều trị nhưng không cần phải nằm viện. Bác sĩ tâm thần điều trị cho quý vị có thể hủy bỏ án lệnh này bất cứ lúc nào. - Án lệnh điều trị nội trú (Inpatient treatment order)–
quý vị phải ở bệnh viện và được điều trị. Bác sĩ tâm thần điều trị cho quý vị có thể hủy án lệnh này hoặc đổi nó thành án lệnh điều trị cộng đồng (community treatment order) bất kỳ lúc nào.
Nếu quý vị từ 18 tuổi trở lên, án lệnh điều trị (treatment order) có thể có thời hạn tối đa 6 tháng.
Nếu quý vị dưới 18 tuổi, án lệnh điều trị (treatment order) chỉ có thể có hiệu lực tối đa 3 tháng.
Tòa tài phán sẽ phán quyết như thế nào?
Chúng tôi phán quyết xem quý vị có cần Treatment Order hay không bằng cách trả lời 4 câu hỏi này dựa trên các tiêu chuẩn trong Mental Health Act 2014:
- Quý vị có bị bệnh tâm thần hay không?
- Quý vị có cần được điều trị ngay bây giờ để ngăn chặn sự suy giảm nghiêm trọng về sức khỏe tinh thần hoặc sức khỏe thể chất của quý vị, hoặc gây tổn hại nghiêm trọng đến bản thân quý vị hoặc người khác hay không?
- Liệu quý vị sẽ được điều trị ngay nếu quý vị là đối tượng của Treatment Order?
- Có phải Treatment Order là cách duy nhất để bảo đảm quý vị sẽ được điều trị quý vị cần thiết?
Nếu câu trả lời cho tất cả 4 câu hỏi là 'có', chúng tôi sẽ cấp Treatment Order.
Nếu câu trả lời cho bất kỳ câu hỏi nào nêu trên là 'không', chúng tôi sẽ hủy bỏ (thu hồi) Treatment Order. của quý vị.
Làm thế nào để chuẩn bị cho phiên tòa của quý vị?
Quý vị có thể làm những việc sau để chuẩn bị:
- nhờ ai đó giúp quý vị chuẩn bị
- đọc báo cáo của nhóm điều trị về quý vị
- chuẩn bị sẵn những gì quý vị sẽ nói
- Nói chuyện với nhóm điều trị cho quý vị hoặc Tòa về cách tham gia
- Sẽ có đường liên kết để tham gia phiên toà trực tuyến 3 ngày trước phiên toà
- Hãy liên hệ với Tòa nếu quý vị muốn chúng tôi gửi email cho quý vị đường liên kết để tham gia phiên toà trực tuyến
- Đệ trình lên Tòa trong đó có tuyên bố trước về các ý thích của quý vị (nếu có)
Nhóm điều trị cho quý vị sẽ viết báo cáo giải thích lý do tại sao họ cho rằng quý vị cần điều trị bắt buộc. Quý vị sẽ nhận được một bản sao báo cáo này ít nhất 2 ngày làm việc trước phiên toà. Hãy yêu cầu nhóm điều trị cho quý vị cung cấp bản sao báo cáo này nếu quý vị chưa nhận được.
Quý vị có thể chuẩn bị trước những gì quý vị muốn nói tại phiên toà bằng cách viết ra:
- Nếu đang nằm viện, quý vị có muốn được điều trị tại cộng đồng không? Tại sao?
- Điều gì có thể giúp quý vị tiếp tục khoẻ và ai có thể hỗ trợ quý vị?
- Có tiêu chí nào trong bốn tiêu chí điều trị bắt buộc không áp dụng cho quý vị không? Tại sao?
- Có điều gì trong báo cáo của nhóm điều trị là sai không?
Quý vị có thể nộp bản đệ trình lên Tòa bằng cách sử dụng mẫu ‘Những gì tôi muốn nói với Tòa’ hoặc trang mạng của chúng tôi: www.mht.vic.gov.au
Nhờ giúp đỡ
Muốn biết thêm thông tin hoặc liên lạc với chúng tôi
Mental Health Tribunal
1800 242 703
mht@mht.vic.gov.au
www.mht.vic.gov.au
Muốn có thông dịch viên
Hãy gọi cho chúng tôi và có thông dịch viên của Dịch vụ Thông Phiên dịch (TIS National) số 131 450
Nếu muốn có thông dịch viên tại phiên tòa của mình, quý vị hãy nói cho dịch vụ y tế của quý vị biết. Chúng tôi sẽ trả chi phí dịch vụ này.
Muốn có luật sư
Victoria Legal Aid
1300 792 387
Mental Health Legal Centre
(03) 9629 4422
Muốn có người giúp quý vị nói chuyện với nhóm điều trị của mình
Independent Mental Health Advocacy
1300 947 820
contact@imha.vic.gov.au
Muốn có ý kiến của bác sĩ tâm thần khác
Psychiatric Second Opinion Service
1300 503 426
intake@secondopinion.org.au